BREAKING NEWS
latest

728x90

header-ad

468x60

header-ad

PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh: vị bác sĩ đồng hành cùng với sự tiến bộ của ngành y khoa TP.HCM



 PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh – Giám đốc Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP. HCM, Chủ nhiệm Bộ môn Nội – ĐH Y Tân Tạo, Chủ tịch Phân hội Siêu âm Tim Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam.

PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh là một trong những chuyên gia đầu ngành Tim mạch tại Việt Nam. Không chỉ có niềm đam mê to lớn với công tác khám chữa bệnh, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh còn dành nhiều thời gian và tâm huyết cho việc giảng dạy. Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh đã có hàng trăm cuốn sách, bài viết và các nghiên cứu khoa học giá trị, được xuất bản cũng như đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế.

Tính ra là hơn 50 năm công tác trong ngành y khoa TP.HCM, PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh đã có nhiều cảm xúc vui buồn cùng với ngành y khoa của TP.HCM và cả những điều tiến bộ đáng vui nhất cùa ngành y khoa nước nhà.

Ông vô trường ĐH Y khoa Sài Gòn năm 1964; với năm đầu học dự bị và 06 năm học chính thức, năm 1971 ông tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông được phân công về một bệnh viện ở tỉnh Kiến Tường (đường Cai Lậy vô Mộc Hoá – Long An bây giờ) làm việc cho đến ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước.

Ông chia sẻ: trong thời gian đi học và làm việc, tôi thấy rất thuận lợi, nhờ có thầy giáo VN, thầy giáo Pháp và Mỹ đứng lớp nhưng trong tình trạng đất nước gặp chiến tranh, đến khi ra trường về bệnh viện làm, tôi làm cả nhiệm vụ nội khoa – ngoại khoa và khoa sản. Lúc đó bệnh viện chỉ có 05 bác sĩ, bệnh viện Dân Quân Y Kiến Tường – tỉnh Mộc Hoá, dân dưới đó biết tôi khá nhiều. Thời gian làm việc ở bệnh viện Kiến Tường cũng khá thoải mái, đến khi Giải phóng miền Nam thì 05 bác sĩ của bệnh viện được mời đi học tập cải tạo 32 tháng. Cũng thật may mắn, khi đó chúng tôi học tập cải tạo ở Mỹ Phước Tây – gần Cai Lậy, do người dân địa phương biết chúng tôi là bác sĩ nên không khí học tập cải tạo ở đó cũng dễ chịu.

Đến tháng 12/1977; ông trở về Sài Gòn, nộp đơn vào Sở Y tế TP.HCM,tôi làm cùng bác sĩTrương ThìnHồi đó bác sĩ Trương Thìn làm Trưởng Phòng Y học Dân tộc nhưng lại là BS Tây y. Ông làm ở Sở Y tế TP.HCM 01 năm; sau đó xin về BV Nguyễn Tri Phương, làm Phó Trưởng Khoa Tim mạch của bệnh viện, 01 năm sau lên trưởng khoa. Ông làm việc tại BV Nguyễn Tri Phương 10 năm (1978 – 1989); lúc đó Sở Y tế TP.HCM có hợp tác với Pháp xây dựng Viện Tim – phụ trách là Giáo sư Alain Carpentier và Giáo sư Alain Deloche, tìm người biết tiếng Pháp để sang Pháp học về ngành tim, ông biết tiếng Pháp và được chọn đi học tại Pháp 01 năm, về hồi sức tim mạch và tim mạch nhi.

Khi về lại Việt Nam; ông tham gia nhóm thành lập Viện Tim của TP.HCM, lúc đầu chỉ có vài người nhưng sau đó tuyển thêm bác sĩ đào tạo. Trong vòng 18 năm ông công tác tại Viện Tim TP.HCM; với tư cách Phó Gíam đốc Viện, ông đã xây dựng được đội ngũ bác sĩ cho Viện Tim TP.HCM, bên cạnh đó ông còn tham gia đào tạo ở trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, cùng với bác sĩ Dương Quang Trung – lúc này là GĐ Sở Y tế TP.HCM.

Năm 2008, khi đến tuổi hưu ông và bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiếu, bác sĩ Phan Kim Phương; xây dựng bệnh viện Tâm Đức, làm việc được 12 năm và cuối cùng là làm việc tại bệnh viện Tâm Anh đến nay đã được 04 năm, ông vẫn còn cộng tác, với vai trò chủ nhiệm bộ môn Nội cho ĐH Y Tân Tạo, cố vấn cho Viện Tim.

Thưa PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh, ông có nhận định gì về tình hình y khoa của VN?

PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh: y khoa VN bây giờ tiến bộ rất nhiều, tôi đã sống ở giai đoạn tình hình y khoa của đất nước chẳng có gì,10 năm tôi làm Trưởng khoa ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, máy điện tâm đồ không có, máy sốc hồi sức tim cũng không, trong lúc khoa tim mạch chỉ có khoảng 70 giường. Đến khoảng năm 1984; tôi làm nghiên cứu với một nhóm bác sĩ Pháp thì được họ cho bệnh viện 01 máy điện tâm đồ, còn máy hồi sức tim hồi đó tôi lên bệnh viện cấp cứu Sài Gòn, ở đó kho chứa nhiều máy cũ, tìm được 01 máy sốc tim, đưa đi sửa lại dùng tạm. Phải nói những năm vừa thống nhất đất nước, chúng ta bị cấm vận khó khăn và rất nghèo. Năm 1977, là giai đoạn tôi ở Sở Y tế TP.HCM, giúp bệnh viện Nhi Đồng 01 hồi sức dịch – lúc đó sốt xuất huyết trẻ em kinh khủng lắm, nước biển không đủ dùng, bệnh viện còn phải tự chế nước biển, truyền cho bệnh nhân.

Sau năm 1986; kinh tế mở cửa các hãng Dược bắt đầu vô VN, khi họ vào VN với mục đích bán thuốc nhưng họ đã giúp chúng ta bằng hình thức đưa chuyên viên hỗ trợ chúng ta thông qua các buổi hội thảo. Chính điều này giúp đội ngũ bác sĩ của chúng ta được mở mang rất nhiều; có cơ hội nhận được tài liệu, tiếp xúc với y khoa nước ngoài, nhờ điều này mà tư duy được mở mang. Chính sách cởi mở năm 1986; tôi cho rằng rất hợp thời điểm để VN bật lên nhiều mặt, phát triển kinh tế – xã hội – y tế. Từ đó, tôi nhận rất nhiều tài liệu chuyên ngành của đồng nghiệp và bạn bè từ nước ngoài gởi về; trong đó có sách y khoa và từ đó tôi thấy y khoa của chúng ta bắt đầu tiến lên.

Thưa PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh, Ngành y khoa tiến lên sẽ có gì và từ đâu?

PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh: chúng ta bắt đầu hợp tác đào tạo với các trường nước ngoài như: các nhóm chuyên gia Pháp, Bỉ, Đức của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, các chuyên gia Hoa Kỳ, Pháp của ĐH Y dược. Trong những năm gần đây; khi tôi đi dạy cho sinh viên, tôi nhận thấy các sinh viên bây giờ giỏi lắm, tôi tin tưởng vào thế hệ kế thừa của VN. Các sinh viên học khá có cơ hội đi học nước ngoài đều thành công. Còn phương tiện y khoa bây giờ, phải công nhận từ 10 năm trở lại đây chính phủ của VN đầu tư khá nhiều. Việc phát triển hệ thống BV tư nhân của chính phủ là cơ hội tốt, để các bệnh viện tư nhân tự trang bị thiết bị y tế tốt hơn. Trong khi đó bệnh viện  công, tuy còn phải qua đấu thầu nhưng cũng có nhiều thay đổi để kịp cập nhật trang thiết bị y tế chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Như vậy; người bệnh được hưởng lợi, bác sĩ có điều kiện học tập tốt để nâng cao tay nghề. Bởi vì, một số BS ngoài kiến thức y khoa cũng cần có sự hỗ trợ từ các trang thiết bị y tế.

Hiện tại; khi tôi về BV Tâm Anh, có rất nhiều máy chụp cắt lớp vi tính, siêu âm hiện đại, máy thông tim…thì sự can thiệp của đội ngũ BS đội với bệnh nhân rất dễ và có thời gian để học tập và nghiên cứu.

Thật ra; khi nói về trình độ y khoa của bác sĩ VN, chúng tôi không sợ bị thua thiệt, tôi rất tin tưởng thế hệ bác sĩ trẻ. Còn dụng cụ y tế; nhờ sự cho phép của tư và công, sự đầu tư của chính phủ, tôi tin Ngành y khoa của VN trong tương lai sẽ tốt lên rất nhiều. Chỉ có điều là, thủ tục hành chánh trong đầu tư thiết bị y tế của chúng ta còn đôi chút khó khăn ở bệnh viện công, nếu sau này thủ tục cởi mở thì sự phát triển giữa bệnh việc tư và công sẽ tương đương, cùng hệ sinh thái thống nhất trong ngành y khoa.

Về đào tạo của bậc ĐH; chưa thật đồng bộ, chính sách đãi ngộ cũng chưa thật sự ưu ái lắm nhưng tôi tin tưởng dần dần nhà nước sẽ khắc phục để hội nhập với thế giới, lúc đó đời sống của y – bác sĩ sẽ tốt hơn. Thời của tôi, khi ra trường làm BS, lương tính ra gần 03-04 cây vàng/tháng, đủ nuôi sống gia đình.

Thưa ông còn ưu điểm ngành tim mạch của VN thế nào?

PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh: thứ nhất điều trị các bệnh nội khoa như: huyết áp, suy tim,…bằng thuốc. Thứ hai – can thiệp tim – mạch máu bằng cách chụp và đặt stent vào động mạch. Thứ ba – phẫu thuật tim; đều phát triển khá tốt. Về chuyên ngành; chúng ta phải học từ các nước tiên tiến. Tuy nhiên những năm gần đây, các chuyên gia VN còn đi trình bày và hướng dẫn cho các bạn nước ngoài như: BS.Đỗ Nguyên Tín – “bàn tay vàng” trong giới can thiệp tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 01 đã đi hướng dẫn cho một số nước ở Đông Nam Á. Về kỹ thuật sữa chữa van tim, có PGS.TS.Nguyễn Văn Phan – là một trong những người đặt nền móng cho ngành Ngoại khoa Tim mạch Việt Nam, qua Hoa Kỳ phẫu thuật và trình bày kỹ thuật “sửa van 2 lá”. Về khía cạnh điều trị nội khoa, chúng ta không kém so với các đồng nghiệp tại Hoa Kỳ…Mình chỉ có một nhược điểm duy nhất là đào tạo không đồng đều, ví dụ như ở Hoa Kỳ tất cả bác sĩ phải qua đào tạo chương trình nội trú mới được tốt nghiệp bác sĩ y khoa.

Thưa ông, sau 50 năm Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước, ông tâm đắc điều gì nhất?

PGS.TS.BS.Phạm Nguyễn Vinh: có 02 điều mà tôi tâm đắc nhất đó là: đất nước không có chiến tranh, tôi đã từng phục vụ ở bệnh viện trong giai đoạn chiến tranh, người ta khiêng xác chết của cả 02 bên về bệnh viện, toàn những còn rất trẻ…Khi có thanh bình; đất nước mình mới tiến bộ, tôi đã trải qua 04 năm ở bệnh viện tỉnh Kiến Tường, ít nhiều tôi cũng hiểu được cái giá của chiến tranh. Nhà nước mình giữ cho đất nước VN thanh bình trong 50 năm qua, tôi thấy mừng, như Ucraina giờ thì khổ. Chính cái sự thanh bình này, cuộc sống chúng ta mới bình an, Thái Lan họ bình an nên họ tiến lên hơn mình. Tâm đắc thứ hai, tôi nghĩ là đường lối của lãnh đạo VN đã cởi mở như hiện nay rất tốt cho phát triển khoa học, trong đó có y khoa, thực sự rất cần thiết.

« PREV
NEXT »

Không có nhận xét nào

Facebook Comments APPID