BREAKING NEWS
latest

728x90

header-ad

468x60

header-ad

Nghề chọn nghệ sĩ Như Huỳnh ngân vang khúc hát "Dạ Cổ Hoài Lang"

 


Nữ nghệ sĩ Như Huỳnh đã có những phút giây tỏa sáng khi “Về Bạc Liêu nghe điệu hoài lang”. Và như khán giả nhận định: nghề chọn Như Huỳnh ngân vang khúc hát "Dạ Cổ Hoài Lang".

Tối 25/7, tại sân khấu ngoài trời của Nhà hát Cao Văn Lầu (phường 1, thành phố Bạc Liêu), Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phối hợp với tỉnh Hậu Giang tổ chức Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 2.

Cô đào sáng giá của sân khấu cải lương đã thể hiện 2 ca khúc: Dạ Cổ Hoài Lang và Thương lắm Miền Tây. “Thật sự Như Huỳnh cảm thấy hạnh phúc vì được hát hai ca khúc đầy ý nghĩa. Tự hào với một ca khúc có tên tuổi hơn một thể kỷ đã qua nhưng “Dạ Cổ Hoài Lang” vẫn ngân nga như một bản tình ca bất hủ trên mảnh đất phương Nam. Thêm một ca khúc là chủ đề của chương trình khiến Huỳnh lân lân cảm xúc hân hoan khó tả lắm.”

Ai đã từng nghe âm hưởng ngọt ngào của bài hát ‘Bạc Liêu hoài cổ’ sẽ khó mà quên được những nỗi niềm da diết day dứt nỗi lòng.

Bài hát “Thương lắm miền Tây” được cất lên với những những giai điệu ngân vang về miền Tây xinh đẹp hiền hòa luôn làm nức lòng du khách.

Như Huỳnh đã song ca cùng nam NSƯT Trọng Phúc

Với Như Huỳnh, khi cô đang hoạt động nghệ thuật tại nhà hát Cao Văn Lầu thì chuyện về Bạc Liêu danh tiếng không còn là chuyện ôn lại giấc ngủ vàng son của một thời để nhớ nữa… Mà là cảm xúc sống lại thật sự của thời kì Bạc Liêu mang dáng hình mới thu hút khách thập phương tìm đến thăm và yêu mến nơi này.

Đây là chương trình nghệ thuật mang đầy tâm huyết, trên sân khấu ngoài trời lung linh, rực rỡ mà ý nhị. Hình ảnh chiếc xuồng ba lá, dòng kênh xanh, hàng dừa soi bóng, cô thôn nữ duyên dáng nón lá chao nghiêng, tiếng đờn kìm, câu vọng cổ mênh mang trên sóng nước… đã đưa khán giả dù đang ở nơi đâu cũng như được về với vùng đất xinh đẹp, hiền hòa.

Chương trình nhằm góp phần gắn kết các tỉnh thành với nhau, tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, nghệ thuật truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, quảng bá nét đẹp của đất và người miền Tây nói chung, Bạc Liêu nói riêng đến với người dân cả nước. Đặc biệt còn là dịp khơi dậy khát vọng và tâm huyết vì một Đồng bằng sông Cửu Long giàu đẹp như mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Là một người con của quê hương miền Tây , nơi là cái nôi Đờn ca tài tử thì Như Huỳnh luôn cố gắng trau dồi kiến thức để tiếp nối duy trì phát triển đưa sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ, vừa mang tính bác học, vừa mang tính dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ ngày càng vang xa hơn nữa đến với mọi người, đặc biệt là bạn bè quốc tế.” – Nữ nghệ sĩ chia sẻ.

« PREV
NEXT »

Không có nhận xét nào

Facebook Comments APPID