BREAKING NEWS
latest

728x90

header-ad

468x60

header-ad

Như Huỳnh diện đồ đẹp mà khóc cũng đẹp, cảnh nào cũng khiến "Cánh chim trắng trong đêm" bừng sáng



Nữ nghệ sĩ Như Huỳnh đã khiến khán giả khóc cười theo nhân vật Duyên và những ngưỡng mộ trong cuộc đấu tranh tâm lí vượt qua cám dỗ giữ vẹn thủy chung lời hẹn ước với người yêu là chiến sĩ cách mạng.

Khán giả cũng được dịp xem cô đào sáng giá của sân khấu cải lương luôn bừng sáng với vở được tái diễn lần này. Vai Duyên cũng đã giúp Như Huỳnh đạt Huy chương vàng liên hoan Sân khấu thủ đô lần thứ IV - năm 2020.


Đây được coi là cái nghiêng đầu "thần thánh" vì nó làm tăng nét duyên dáng của nữ nghệ sĩ



Cô đào gây thương nhớ


Bị bắt nhưng vẫn hiên ngang





Đến cả trang phục Bắc Bộ cũng không làm khó được nữ nghệ sĩ. Mặc bộ nào vào là ra dáng bộ đó.

Khán giả ái mộ, yêu mến tiếng hát Như Huỳnh nên đã từ Đà Nẵng vào nhà hát Cao Văn Lầu xem cô đào diễn. 

 Vở cải lương “Cánh chim trắng trong đêm” được diễn ra vào tối 25/6. Đây là vở cải lương xuất sắc gây nhiều tiếng vang khi tiến ra đất Bắc và đạt được huy chương vàng tại liên hoan sân khấu thủ đô 2020.

Những kịch tính trong vở cùng với lối diễn xuất mộc mạc phát huy thế mạnh chất diễn cùng giọng ca cải lương nam bộ đầy ngọt ngào của từng nhân vật trong vở đều mang đến những nỗi lòng cho khán giả được xem.

Vở cải lương đã có màn tái xuất đầy ấn tượng, được Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Du lịch tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Bạc Liêu thực hiện truyền hình trực tiếp với chủ đề Âm vang Dạ cổ. Vì đây là lần đầu tiên khán giả Bạc Liêu được thưởng thức trực tiếp tại Nhà hát.

Như Huỳnh trở lại đầy ấn tượng, lần này cô đã được thể hiện vai diễn tròn trịa xuất sắc tại sân khấu quê nhà nơi cô đang gắn bó.

Trước đó ở năm 2016, “Cánh chim trắng trong đêm” của tác giả Nguyễn Đăng Chương được nổi tiếng với thể loại chèo và khiến khán giả ngổn ngang cảm xúc. Tiếp nối tinh thần yêu quý, trân trọng các tác phẩm nghệ thuật nước nhà, hội sân khấu Bạc Liêu quyết định chuyển thể tác phẩm từ kịch, chèo sang cải lương. Và cả ekip đã vượt ngàn dặm xa để góp phần tạo nên tên tuổi mới, sắc màu mới qua vở cải lương “Cánh chim trắng trong đêm”.

Các nghệ sĩ nổi tiếng Như Huỳnh vai Duyên, Hoàng Dững vai Quang, Quốc Khánh vai Cõn… đã dùng giọng ca cải lương phương Nam ngọt ngào và diễn xuất tinh tế chinh phục trái tim khán giả khắp nơi.

Khán giả say với sắc – giọng của cô ca nương Duyên do “hoa hậu cải lương” Như Huỳnh thể hiện, đắm với nét diễn phong độ, lãng tử của Khánh Hòa trong vai viên sĩ quan Pháp, phục chí khí đầy thần thái của Quang – người chiến sĩ cách mạng thủ đô… và cả nhân vật Cõn do chính đạo diễn Ngô Quốc Khánh thủ vai đầy ma mảnh nham hiểm thâm độc.

Trong vở diễn này, đạo diễn Ngô Quốc Khánh đã rất tinh tế khi xây dựng tuyến các nhân vật. Câu chuyện là một lát cắt về sự kiện giải phóng thủ đô gắn liền với chuyện tình tay ba giữa cô ca nương xinh đẹp, nhân hậu, thủy chung tên Duyên (do nghệ sĩ Như Huỳnh thủ vai) với chàng trai Hà Thành là chiến sĩ cách mạng, gan dạ thông minh, dũng cảm tên Quang (Hoàng Dững thủ vai). Đặc biệt nhất là nhân vật viên sĩ quan Pháp Mông – Đi (Khánh Hòa thủ vai) đã hết lòng yêu thương, chiều chuộng nhưng Duyên vẫn một lòng son sắt với người yêu. Sau những hiểu lầm, Quang cũng đi tìm Duyên để cả hai đoàn viên cùng không khí giải phóng thủ đô rợp cờ đỏ sao vàng.

Duyên – một đào hát nổi tiếng giáo phường Thăng Long năm 50. Cô là cánh chim trắng trong đêm không hề nao núng sợ sệt trước kẻ gian ác tác oai tác oái.

Chuyển đổi tâm trạng nhân vật khiến khán giả thán phục nữ nghệ sĩ Như Huỳnh. Cô đã có những màn biến hóa cảm xúc đầy ngỡ ngàng. Duyên đã có một chuyện tình đẹp với Dững thật nhẹ nhàng trong sáng.

Chuyện tình riêng trong bối cảnh chung của thời thế loạn ly, với nhiều tình huống gay cấn giữa một bên là giữ vẹn thủy chung với người chiến sĩ trung kiên, yêu nước với một bên là sự cám dỗ trước tình yêu lãng mạn của chàng sĩ quan Pháp; Những quyết đoán của các nhân vật chính là nút thắt của nhiều tình huống tạo nên sự kịch tính và những bất ngờ rất cuốn hút.

Lối ca trong diễn, diễn trong ca của lớp diễn viên trẻ của xứ cải lương Bạc Liêu đã tạo cho từng phân đoạn vở thêm nhiều xúc cảm. Với thông điệp đề cao tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà cụ thể là mốc son lịch sử trên đất Thủ đô, vở đã đi đúng trọng tâm nội dung và tạo nên sức hút khi hội tụ được tư tưởng chủ đề, tài năng ca – diễn mang nhiều ý nghĩa trọng đại…

Và “Cánh chim trắng trong đêm” một lần nữa đã để lại những điều sâu sắc trong lòng khán giả. Các thế hệ có dịp nhìn lại thời kì máu lửa của cha ông, những mốc son lịch sử, những nét đẹp văn hóa dân tộc và cả tình người đầy tính nhân văn. Trong đêm diễn đã có nhiều tràng vỗ tay giòn giã, những tiếng cười và cả những giọt nước mắt – đó là phần thưởng, là sự động viên của khán giả dành cho các nghệ sĩ, diễn viên bởi sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật truyền thống của đất nước.

Những tình huống kịch tính trong vở kèm với lối diễn xuất mộc mạc, phát huy thế mạnh chất giọng ca cải lương Nam Bộ, từng nhân vật trong vở đều gây ấn tượng cho khán giả. Thế hệ trẻ hy vọng sẽ tiếp tục duy trì ngọn lửa yêu quý và phát triển cải lương nước nhà.

“Cứ mỗi một lần diễn là một lần khóc thật nhiều cùng nhân vật. Thôi thấy hạnh phúc khi đứng trên sân khấu, và càng hạnh phúc hơn khi được đảm nhận các vai diễn liên quan đến đề tài lịch sử cách mạng. Ở đây, tôi không chỉ có diễn và ca mà còn là dịp để tôi can đảm học thêm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau mà cụ thể là ca trù trong vở diễn lần này. Tôi như sống lại cùng tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Khoảnh khắc nhìn hình ảnh lá cờ tung bay phất phới giữa lòng thủ đô Hà Nội đã khiến tim tôi rung động khi nhớ về lịch sử oai hùng của dân tộc.” – Nghệ sĩ Như Huỳnh chia sẻ.

Cảnh ấn tượng nhiều nhất đối với khán giả và lời thoại cứa lòng khi Duyên van xin Mông – Đi: “Những người lính Pháp khác họ có thể giày vò trên thân xác của người Việt Nam. Nhưng ngài không phải như vậy. Ngài không phải như vậy mà. Sự tối tăm mở lối, sẽ không chiến thắng được những gì tốt đẹp trong con người của ngài mà.” – Và lúc nhân vật Mông – Đi buông Duyên ra, chính là lúc khán giả nhận thấy thêm một tình yêu cao đẹp: Yêu là thấu hiểu, là lắng nghe, là không chiếm hữu bất chấp.

Cần khẳng định rằng, vở “Cánh chim trắng trong đêm” của tác giả Nguyễn Đăng Chương đã từng nổi đình đám nhiều năm trên các sân khấu lớn. Vở cũng đã từng “qua tay” đạo diễn danh tiếng Doãn Hoàng Giang và do Nhà hát chèo Hà Nội trình diễn rất thành công. Cho nên việc đạo diễn Ngô Quốc Khánh (Chủ tịch Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu, Phó Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu) chọn vở để dàn dựng là một quyết định khá liều lĩnh.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Sở VH-TT-TT&DL tặng hoa chúc mừng thành công của các nghệ sĩ sau khi chương trình kết thúc.

Các diễn viên – nghệ sĩ: Khánh Hòa – Như Huỳnh – Hoàng Dững

Sản phẩm của Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 – 2025.  

Theo thông tin từ Báo Bạc Liêu, “Cánh chim trắng trong đêm” là sản phẩm báo cáo kết quả Đề án (sau vở “Đêm lạnh chùa hoang” truyền hình trực tiếp tháng 11/2021). Cuốn hút ngày càng đông khán giả mỗi cuối tuần cho thấy cải lương vẫn còn được yêu thích nếu những suất diễn chất lượng được duy trì. Đây chính là tín hiệu khả quan cho một trong nhiều mục tiêu của Đề án: “Duy trì và nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ Nhân dân hằng tuần tại Nhà hát Cao Văn Lầu”. Tuy nhiên, nếu đúng theo Đề án nêu: “Phối hợp đài truyền hình trong khu vực và cả nước tiếp sóng chương trình cải lương mỗi quý một lần” thì có vẻ chưa đạt yêu cầu! Hiện tại, chỉ mới có các Đài PT-TH Sóc Trăng, Hậu Giang và Ninh Bình tiếp sóng. Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để cải lương Bạc Liêu có điều kiện phủ sóng rộng hơn. Kể cả tần suất mỗi quý chỉ một vở cũng là khá ít so với tiềm năng của Nhà hát hiện nay.  

Đề án cũng đề cập sẽ “mở rộng 1 tháng 1 vở được trực tiếp trên sóng truyền hình các tỉnh, thành phố trong khu vực khi đủ điều kiện”. Để “đủ điều kiện”, có lẽ bên cạnh kinh phí Nhà nước phải xã hội hóa để có nguồn thu cho hoạt động bảo tồn, phát triển sân khấu cải lương. Bên cạnh đó là thắt chặt liên kết giữa các tỉnh, thành để “phủ sóng” cho sân khấu cải lương Nam Bộ. Có như thế, tương lai cải lương sẽ khác!

Tuệ Minh/ Tổng hợp theo Anh Khánh Phong Cách Đời Sống – Hình ảnh: KKD

« PREV
NEXT »

Không có nhận xét nào

Facebook Comments APPID